Tìm hiểu về thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng

 Thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng là khi nào? Và có những lưu ý gì về thời điểm này? Hãy cùng dịch vụ tư vấn thuế giá rẻ Hồ Chí Minh Đại Lý Thuế Hợp Luật tìm hiểu trong bài viết dưới đây.



Thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng

Thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng hóa: Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi cung ứng dịch vụ: Thời điểm xuất hóa đơn là ngày lập hóa đơn giá trị gia tăng. Chính là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình: Ngày lập hóa đơn thực hiện chậm nhất không quá bảy ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình.



Thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng đối với xây dựng lắp đặt: Là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với hoạt động cung ứng, bán xăng dầu: Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán: Ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

Thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng hàng xuất khẩu: Khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài sử dụng hóa đơn thương mại, thì thời điểm xuất hóa đơn hàng xuất khẩu cũng được xác định như thời điểm bán hàng hóa.

Xem thêm: thay đổi giấy phép kinh doanh Hồ Chí Minh uy tín

Những lưu ý về thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng

Việc xuất hoá đơn không đúng thời điểm sẽ khiến doanh nghiệp bị phạt vi phạm theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý những điều sau:

1.Nếu xuất kho giao hàng theo đúng ngày giao hẹn trên hợp đồng nhưng vài ngày sau, bên bán mới lập hóa đơn giao cho bên mua:

Bị xử phạt theo Điểm a Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC:

– Phạt cảnh cáo nếu lập hóa đơn không đúng thời điểm mà chưa dẫn đến việc chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ; ngược lại không có tình tiết giảm nhẹ phạt tiền mức tối thiểu là 4 triệu đồng;

– Phạt tiền từ 4-8 triệu đồng với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm đã quy định.



2.Nếu doanh nghiệp xuất kho giao hàng nhiều lần ở trong tháng nhưng tới cuối tháng mới tiến hành lập hóa đơn giá trị gia tăng cho người mua: bị xét là xuất khống (Điểm a Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC).

3.Nếu lô hàng lớn đến cả nghìn tấn, bên bán thống nhất với bên mua hàng là giao hàng cho đến khi nào hết hàng thì hai bên sẽ nghiệm thu, bên bán lập hóa đơn một lần (vì bên mua không đồng ý lấy nhiều hóa đơn):

– Phạt từ 4-8 triệu đồng nếu bên bán giao hết hàng cho bên mua và cuối tháng đó xuất hóa đơn.

– Phạt bên bán về hành vi kê khai, nộp thuế chậm nếu bên bán giao hết hàng cho bên mua và sang tháng sau mới xuất hóa đơn (lệch tháng). (theo Thông tư 156/2013/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC)

– Nếu bên bán giao hết hàng cho bên mua và năm sau mới xuất hóa đơn (lệch năm), tức phần hàng giao từ năm trước đấy không xuất hóa đơn kê khai, nộp thuế thì phạt từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên. Hành vi kê khai man, trốn thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp năm trước đó cũng bị truy thu một lần số thuế trốn, phạt (tính tiền) chậm nộp 0,05%/1 ngày chậm nộp và phạt bổ sung từ 20% – 300% số thuế trốn tương ứng.

4.Nếu bên bán lập hóa đơn trước cho bên mua để bên mua về làm các thủ tục giải ngân (thanh toán), còn hàng thì giao vào tháng sau: Phạt với hóa đơn khống (hóa đơn bất hợp pháp). Mức phạt từ 20.000.000 – 50.000.000 đồng và phải hủy hóa đơn. (khoản 6 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC)

5.Nếu bên bán giao hàng cho bên mua vào ngày 31/12 của năm trước, bên mua trả tiền chậm sang ngày 03/01 của năm sau, lúc này bên bán mới tiến hành lập hóa đơn: là hành vi xuất hóa đơn chậm nhưng lệch năm, quy về khai man, trốn thuế và xử phạt như trường hợp 3.

6.Bên bán thu tiền khi cung cấp dịch vụ:

– Phạt bên bán từ 4-8 triệu đồng khi lập hóa đơn sai thời điểm. Tức dịch vụ được hoàn thành rồi mà bên bán đợi bên mua thanh toán xong thì mới lập hóa đơn tài chính gửi bên mua. Hoặc đợi cuối tháng mới lập hóa đơn tài chính.

– Khi dịch vụ chưa hoàn thành mà bên mua thanh toán trước thì bên bán chưa phải lập hóa đơn tài chính gửi bên mua. Phải lập hóa đơn khi thu tiền dịch vụ chưa hoàn thành (ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền) đối với thanh toán trước. Lập hóa đơn khi dịch vụ hoàn thành (ngày lập hóa đơn là ngày dịch vụ hoàn thành) đối với thanh toán sau.

Trên đây là những lưu ý về thời điểm xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Nếu Quý doanh nghiệp vẫn còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ ngay với Công ty TNHH Đại Lý Thuế Hợp Luật. Chúng tôi là đơn vị uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu TPHCM luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý doanh nghiệp giải quyết các vấn đề gặp phải một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đến:

CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ HỢP LUẬT

Hotline: 0942 391 917 (Hp/Zalo) - 0961 11 33 55

Tổng Đài : 1900 63 6995 

Email: info@hopluat.com

Web: Hopluat.com

Dịch vụ khác: dịch vụ đại lý thuế trọn gói Hồ Chí Minh

Nhận xét